Với chủ đề “Vượt thách thức”, chương trình đã vinh danh những thương hiệu thể hiện khả năng thích ứng, trụ vững và tăng trưởng trong đại dịch COVID-19 mà Vietcombank là thương hiệu tiêu biểu.
Chương trình Thương hiệu mạnh Việt Nam 2020-2021 đã tiến hành khảo sát, bình xét dựa trên nhiều tiêu chí bao gồm: kết quả kinh doanh, bảo vệ thương hiệu, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng lực lãnh đạo, nguồn nhân lực, trách nhiệm cộng đồng của doanh nghiệp, cam kết bảo vệ môi trường, ứng dụng chuyển đổi số, phương thức sản xuất kinh doanh phù hợp và hiệu quả với bối cảnh mới.
Trong đó, các tiêu chí được quan tâm đặc biệt thời điểm này là chỉ số đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, tái cấu trúc doanh nghiệp, điều chỉnh và thay đổi mô hình, phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp và hiệu quả với tình hình mới.
Trải qua hành trình 58 năm thành lập và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của kinh tế đất nước, tạo ra những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực.
Năm 2021, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Vietcombank là chuyển dịch cơ cấu kinh doanh, đổi mới mô hình tăng trưởng.
Tập trung tăng trưởng tín dụng ngắn hạn cả bán buôn và bán lẻ, chú trọng tăng trưởng tín dụng FDI lớn có rủi ro tín dụng thấp và tiềm năng sử dụng dịch vụ tổng thể, tín dụng cho phân khúc khách hàng Midcom và Khách hàng lớn khu vực phía Nam. Tiếp tục mở rộng cho vay tín dụng bán lẻ, tín dụng thông qua phòng giao dịch.
Ngoài ra, Vietcombank đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử, mở rộng nguồn thu ngoài lãi. Đẩy nhanh tiến độ triển khai số hóa dịch vụ ngân hàng.
Chú trọng thiết kế và triển khai các sản phẩm dịch vụ hướng tới nâng cao trải nghiệm khách hàng và trải nghiệm người dùng.
Vietcombank cũng đã mở rộng quy mô khách hàng ngân hàng điện tử mới, khách hàng kinh doanh thương mại điện tử, nâng cao tỉ lệ duy trì khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.
Bên cạnh đó Vietcombank còn tăng cường bán các dịch vụ phi tín dụng, bán hàng theo chuỗi, bán chéo sản phẩm, quản lý dòng tiền. Tăng trưởng huy động vốn theo hướng hiệu quả bền vững và điều tiết tốc độ tăng trưởng huy động vốn phù hợp với sử dụng vốn.
Tăng quy mô tiền gửi giá rẻ thông qua phát triển thanh toán điện tử đối với các doanh nghiệp, tăng số tài khoản cá nhân và khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân hàng đầu tư…